Có bao giờ bạn tự hỏi, khi chuẩn bị mua hay đang tìm hiểu về một món đồ hay dịch vụ nào thì y như là bạn sẽ thấy rất nhiều quảng cáo liên quan xuất hiện ngay khi bạn lướt Facebook không ?

Vậy liệu Facebook có “đang theo dõi” bạn không? Làm cách nào Facebook biết và hiển thị quảng cáo cá nhân hóa cho bạn. Hãy cùng Sang phân tích trong bài viết này nhé.

Để hiểu được vấn đề nay, đầu tiên bạn phải hiểu được cách mà Facebbok đang thu thập thông tin về bạn như thế nào và quảng cáo trên Facebook hiển thị cho bạn theo một lý thuyết cơ sở nào.

*Bài viết được biên soạn và phân tích dựa trên hiểu biết và kinh nghiệm cá nhân của Sang, hy vọng giúp ích được cho bạn. Nếu có sai sót nào đó mong nhận được góp ý từ bạn đọc!

Thông tin do chính bạn cung cấp cho Facebook:

Khi đăng ký tài khoản

Khi bạn tạo tài khoản Facebook thì bạn đã mặc định cung cấp cho Facebook các dữ liệu cá nhân để khởi tạo tài khoản như:

  • Họ tên
  • Giới tính
  • Ngày tháng năm sinh
  • Số điện thoại
  • Email,..

Khi cập nhật thông tin hồ sơ:

Thứ hai là các loại hồ sơ, thông tin do bạn cập nhật trên tài khoản của mình như:

  • Nghề nghiệp / Chức vụ
  • Nơi công tác
  • Trường học
  • Tình trạng hôn nhân,…
Đọc thêm:  Cài đặt thẻ tiếp thị lại động Dynamic Remarketing bằng Google Tag Manager cho website bán hàng

2 loại thông tin trên Facebook sẽ luôn biết và lưu trữ vào cơ sở dữ liệu của họ dù bạn có để chế độ “Chỉ mình tôi”. Facebook sẽ đưa bạn vào trong mạng đối tượng của họ là Core Audience hay là Đối tượng cốt lõi. Bênh cạnh đó các thông tin nghề nghiệp, chức vụ, tình trạng hôn nhân,… cũng sẽ được gắn nhãn cho bạn đó.

Thông tin do Facebook thu thập dựa trên các hoạt động của bạn:

Trên các nền tảng do Facebook sở hữu:

Bạn có biết là mọi hoạt động của bạn trên Facebook đều có các thuật toán xử lý để ghi nhớ và phân tích hành vi của bạn. Vậy nên, dù bạn có tương tác như like, share, comment hay chỉ xem và không để lại một hành động nào thì Facebook đều hiểu đó nhé.

Nhóm thông tin này không do bạn cung cấp mà do Facebook thu thập dựa trên các hoạt động của bạn trên nền tảng của họ như:

  • Bạn hay xem nội dung gì trên Facebook
  • Các thiết bị bạn đang sử dụng để truy cập Facebook (IOS, Android, PC, Tablet,…)
  • Vị trí các thiết bị của bạn
  • Các lần Like, Share, Comment của bạn
  • Các quảng cáo gần đây bạn đã xem
  • Các quảng cáo gần đây bạn đã click
  • Và nhiều hơn thế nữa,… J

Trên các nền tảng không do Facebook sở hữu:

Trên website/ ứng dụng của đối tác

Khi bạn hoạt động trên các nền tảng mà Facebook sở hữu thì việc họ hiểu các hoạt của bạn là điều rất dễ dàng. Nhưng nếu bên ngoài hệ thống của họ thì sao ? Ví dụ như bạn mua hàng trên website của Shopee, Tiki, Lazada hay xem sản phẩm nào đó trên Ứng dụng của Thế giới di động (TGDĐ).

Đọc thêm:  Cách SEO website bán hàng (Phần 3 – Danh mục sản phẩm)

Facebook họ là mạng xã hội lớn nhất hành tinh. Vì vậy không khó để họ dẫn dắt thị trường. Cụ thể ở đây là dịch vụ quảng cáo. Các công ty lớn như Shoppe, Tiki, Lazada hay TGDĐ) đều đang sử dụng quảng cáo của Facebook  để phục vụ cho việc kinh doanh và Facebook gọi họ là Đối tác quảng cáo hay Partners.

Khi tham gia vào quảng cáo Facebok thì hầu hết các ty trên đều phải đáp ứng các điều kiện setup cơ bản hoặc nâng cao để quảng cáo Facebook của họ được vận hành hiệu quả nhất. Do đó, họ đều chấp nhận các điều khoản quảng cáo và các yêu cầu cần thiết từ Facebook.

Vậy liên quan gì mà Sang lại nói đến ở đây. Dĩ nhiên là liên quan rất lớn. Cũ thể thì khi làm quảng cáo Facebook thì hấu hết các nhà quảng cáo đều cài đặt Facebook Pixel lên website và Ứng dụng di động của họ. Đây là một đoạn mã Javascript được Facebook cung cấp cho nhà quảng cáo để gắn lên website hay mobile app để phân tích hành vi khách hang sau đó. Với đoạn mã này Facebook hoàn toàn có thể biết được bạn có truy cập website của nhà quảng cáo (Shopee, Tiki, Lazada, TGDĐ) thông qua Quảng cáo trên Facebook hay không và bạn xem những trang nào. Nâng cao hơn nữa (nếu nhà quảng cáo có setup các sự kiện trên Facebook Pixel) thì Facebook cũng sẽ biết các hành động sau của bạn:

  • Bạn xem sản phẩm nào (View product)
  • Giỏ hàng của bạn (Add to cart)
  • Bạn điền thông tin mua hàng (Checkout)
  • Bạn đặt mua sản phẩm (Purchase)
  • Vâng vâng và mây mây, … J

Ví dụ: Facebook có thể phân phối cho bạn thấy các quảng cáo liên quan đến Điện thoại nếu bạn có truy cập Facebook và xem các sản phẩm về Điện thoại trên website của TGDĐ. (Tuyệt vời không J )

Đọc thêm:  Hướng dẫn lấy UID Facebook (cập nhật 2020)

Mua hàng tại cửa hàng (Mua hàng Offline)

Nếu bạn không truy cập website hay ứng dụng để mua hàng, mà ra trực tiếp cửa hàng để mua thì liệu Facebook có biết không ?

Câu trả lời có thể có !

Nếu như thông tin mua hàng ngoại tuyến của bạn được các nhà quảng cáo sử dụng để đo lường chuyển đổi ngoại tuyến (chuyển đổi offline) thì Facebook sẽ xác định được ai đó đã thực hiện hành vi mua hàng tại cửa hàng của nhà quảng cáo và có thể phân phối cho bạn các quảng cáo liên quan.

Phân tích và gắn nhãn sở thích, hành vi

Với các nhóm thông tin thu thập trên, Facebook sẽ phân tích và xác định được nhóm sở thích của bạn sau đó sẽ gắn nhãn sở thích, hành vi vào tài khoản Facebook của bạn. Facebook có rất nhiều danh mục sở thích và hành vi, một vài nhóm như:

  • Mua sắm trực tuyến
  • Yoga
  • Sách
  • Cà phê
  • Dịch vụ làm đẹp
  • Quản trị viên
  • Người dùng IOS
  • Vâng vâng,…

Kiểm tra thông tin danh mục sở thích mà bạn đang được gắn nhãn ở link sau:

https://www.facebook.com/adpreferences/ad_settings

Kiểm tra thông tin các nhà quảng cáo bạn đã xem và click ở link sau:

https://www.facebook.com/adpreferences/advertisers

Lúc này cơ bản bạn đã nằm trong danh sách phân phối quảng cáo cho một số sản phẩm cụ thể của Facebook. Nhà quảng cáo chỉ việc cài đặt các tùy chọn đối tượng muốn hiển thị quảng cáo và Facebook sẽ phân phối các quảng cáo liên quan đến người dùng phù hợp khớp với các tùy chọn cài đặt mà nó xác định được trước đó.

Facebook hiển thị quảng cáo cá nhân hóa cho bạn như thế nào?
Nguồn: Facebook

Chúc bạn thành công !

5 1 vote
Đánh giá bài viết
Sang Phan Nguyễn
Mình là Sang, mình đã làm việc trong lĩnh vực marketing & digital marketing được 9 năm. Blog này là nơi Sang chia sẻ về nghề nghiệp, nội dung trọng tâm về Digital Marketing và Marketing Tech, hy vọng sẽ giúp ích được cho bạn!
Subscribe
Notify of
guest
Mọi bình luận sẽ được xét duyệt trước khi có thể hiển thị, bạn sẽ nhận được thông báo qua Email
0 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Nhiều vote
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận